Chăm sóc khách hàng nội bộ từ mọi góc nhìn

Chăm sóc khách hàng nội bộ là một vấn đề mà tất cả các nhà lãnh đạo ngày nay thường hướng tới. Mỗi ngành, mỗi việc đều có một cách chăm sóc riêng, không ai giống ai cả. Chẳng hạn như: có nơi tăng thu nhập nhân viên bằng cách tăng lương, khen thưởng để động viên khích lệ, có nơi nhiều lãnh đạo thể hiện sự lo lắng và quan tâm...
Chăm sóc khách hàng nội bộ từ mọi góc nhìn
Trong cuộc sống bộn bề lo toan, nào là công việc gia đình, con cái được đặt lên hàng đầu sau đó là việc xã hội biết bao người phải trăn trở làm sao phải luôn chu toàn cho tất cả. Đặc biệt là giới nữ hay lo trước lo sau. Điều này làm tôi nhớ lại một chị nữ Bác sĩ tại các bệnh viện tôi đã đi qua chia sẻ như thế này: "Tôi và chồng tôi khi mới quen nhau, công việc mỗi người một việc, lúc mới quen tưởng chừng như sau khi cưới nhau rồi thì tự thân một người phải di chuyển về nơi một người kia. Sau đó do công việc và không thể xin việc làm nên hai người phải mỗi người một nơi. Đó là một vấn đề mà tôi cũng đang tìm cách giải quyết.Từ khi có con, mọi thứ trở nên thay đổi hoàn toàn. Dĩ nhiên con lúc nào cũng theo mẹ.Tôi phải lo cho con, nào là nấu ăn, đưa đón con đi học nên tôi không có thời gian để lo lắng cho bản thân thậm chí đi làm không có thời gian để ăn sáng, khi vào bệnh viện rồi công việc không phải lúc nào ai cũng thay thế mình, có chăng đi nữa cũng nhờ một thời gian ngắn ăn qua lo cho qua ngày..." nói xong nét buồn hiện lên mắt chị và giọng có vẻ trầm lắng.
 
Một câu chuyện khác là các anh chị điều dưỡng tại các bệnh viện nói rằng: sáng nào tôi cũng phải dậy sớm nấu cơm đem theo cho đỡ tốn chi phí, ăn cơm ngoài tốn tiền lại không ngon vã lại vệ sinh kém, còn đưa con đi học, thời gian đâu để ăn sáng, khi vào làm rồi nếu có ăn gì thì chỉ ăn vội vã cho qua ngày là đủ.
 
Một câu chuyện xoay quanh vấn đề trực gác, các anh chị đồng nghiệp thổ lộ rằng: "Trong ca trực, mọi người mà không tranh thủ ăn sớm đến khi bệnh đông không có thời gian để ăn được, còn những ngày lễ chuyện ăn vội vã, ăn trễ, thậm chí ăn không nổi vì thức ăn mang theo nguội lạnh, có lúc căn tin hết cơm, thời gian quá khuya không còn gì có chăng chỉ là mì gói là chuyện xảy ra rất bình thường"
 
Một câu chuyện liên quan vấn đề vị trí công việc: Tôi nhớ một lần tôi đến một bệnh viện nọ, tôi được nghe chia sẻ của một chị điều dưỡng lớn tuổi. Chị nói rằng: "Tôi được giao cho việc quản lý vật tư, tôi làm việc này cũng đã lâu và cũng rất quen với nó. Hiện tại tôi lớn tuổi, sức khỏe không còn như trước, công việc của tôi đôi lúc cũng gặp khó khăn, nhưng tôi không dám than vãn sợ khiển trách và thậm chí chuyển đi nơi khác. Hiện tại tôi rất buồn và lo lắng"
 
Có một chị Bs nói rằng: "Trong cuộc sống ai cũng cần tiền nhưng đối với tôi đôi lúc tiền không là tất cả. Tôi cần có niềm vui, sự tôn trọng, một môi trường làm việc mà mọi người luôn biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ chứ không phải một sự cạnh tranh hơn thua vì quyền lợi"
 
Còn rất nhiều và rất nhiều... 
.....
 
Nói đến đây tôi càng thấy thương cho anh em đồng nghiệp mình đặc biệt tại các tuyến huyện, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện, nhân lực còn thiếu, thu nhập còn hạn chế.
 
Mấy ngày nay tôi và anh Thế Anh có dịp tham gia và làm việc với Bệnh viện Family Đà Nẵng. Một góc nhìn nhỏ tại nơi này làm tôi cảm thấy rất thích và muốn chia sẻ ngay với tất cả mọi người là cách chăm sóc khách hàng bên trong từ phía Ban lãnh đạo Bệnh viện đó là nhà ăn bệnh viện rất đúng nghĩa Bệnh viện gia đình. Như khẩu hiệu Slogen của Bệnh viện: "Thân thiết như người nhà". Nơi đây không phải là một nhà ăn hay là một căn tin bình thường như bao nhà ăn khác mà đó là cả một nghệ thuật chăm chút từng li từng tí. Người ta thường nói "Có thực mới giật được đạo" Nơi đây ban lãnh đạo tạo điều kiện ăn sáng cho nhân viên nếu không có thời gian ăn ở nhà, miễn sao công việc tại khoa đảm bảo, phục mọi người ăn trưa đối với nhân viên ở tại chỗ hợp vệ sinh với món ăn tự chọn, khi ăn mọi người không phải trả tiền vì Bệnh viện đã hỗ trợ toàn bộ chi phí này.
 
Một điều tôi thấy rất ấn tượng là ngoài các buổi ăn hàng ngày theo cách từng phần riêng, nơi đây trong tuần còn có một buổi mọi người có thể ăn chung cùng một bàn giống gia đình mà căn tin làm sẵn một khẩu phần ăn khoảng 6 người. Mọi người có thể quay quần cùng ăn và tâm sự với nhau rất vui vẻ.
 
Một điều không kém quan trọng nữa đó là khi đến nhà ăn mọi nhân viên xếp hàng trình tự lấy thức ăn từ người phục đã chuẩn bị. Khi ăn xong mọi người tự dọn bàn để vào đúng vị trí quy định. Nhân viên phục vụ chỉ việc đem đi rửa là xong.
 
Qua đây mới thấy được mỗi nơi lãnh đạo có cái cách nhìn riêng, có cách chăm sóc gia đình thứ hai của mình phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế tại từng đơn vị. Miễn sao nhân viên mình cảm thấy hài lòng nhất.
 
PS: Rất mong được sự chia sẻ thêm nhiều tâm tư và ý kiến hay từ tất cả các anh chị đồng nghiệp...